Theo đó, quy chế tuyển sinh đại học 2023 được giữ ổn định như năm trước nhằm tạo thuận lợi về nhiều mặt cho thí sinh, các trường THPT và đại học tổ chức xét tuyển.
Theo thông tin từ cán bộ tuyển sinh Trường Đại học Lương Thế Vinh cũng như chia sẻ của PGS-TS Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học Bộ GD-ĐT, mùa tuyển sinh đại 2023 tới và những năm tiếp theo về cơ bản sẽ được giữ ổn định như năm 2022. Bộ này cũng sẽ khắc phục lại các công tác kỹ thuật để bảo đảm công tác tuyển sinh diễn ra thuận lợi. Phương châm tuyển sinh năm 2023 vẫn là hỗ trợ tốt hơn cho công tác tuyển sinh, từ đó tạo thuận lợi cho thí sinh khi tham gia xét tuyển và với các cơ sở giáo dục đại học khi tiến hành tuyển sinh.
Cũng như mùa tuyển sinh 2022, năm tới, hình thức đăng ký xét tuyển trực tuyến sẽ tiếp tục được áp dụng. Theo đó, Bộ GD-ĐT tiếp tục chỉ đạo và thực hiện nâng cấp và bổ sung thêm chức năng cần thiết khác của phần mềm đăng ký xét tuyển trên Cổng dịch vụ công quốc gia, nâng cấp tốc độ đường truyền hệ thống xét tuyển trực tuyến để tránh nghẽn mạng khi có quá đông thí sinh truy cập cùng lúc. Bộ cũng cam kết sẽ có thêm giải pháp kỹ thuật sàng lọc thông tin, tránh tình trạng sai sót, nhầm lẫn thông tin của thí sinh.
Về cơ bản, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 và 2024 sẽ giữ ổn định. Bộ GD-ĐT cho biết, sẽ tiến hành rà soát và loại bỏ những phương thức xét tuyển không phù hợp, thiếu cơ sở khoa học, gây “rối” cho thí sinh trong lựa chọn phương thức xét tuyển.
Bộ GD-ĐT lưu ý, các trường đại học phải bám sát quy chế tuyển sinh của Bộ, đồng thời phải công khai cho thí sinh biết. Các trường tuyệt đối không được tự đặt ra các phương thức tuyển sinh gây khó khăn cho thí sinh.
Giảng viên giảng dạy Cao đẳng Y sĩ đa khoa cho biết thêm năm 2023, trong hơn 20 phương thức xét tuyển thì 3 phương thức: phương thức xét tuyển bằng học bạ, xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển bằng điểm thi đánh giá năng lực vẫn được ưu ái hơn cả.
Trong đó, phương thức xét tuyển bằng điểm thi đánh giá năng lực sẽ tiếp tục thu hút mạnh thí sinh tham gia, bởi đây không chỉ là cơ hội gia tăng khả năng trúng tuyển đại học mà còn giúp thí sinh cọ xát, đánh giá năng lực thực sự của mình. Hiện nay có nhiều trưởng đã thông báo kế hoạch tổ chứ kỳ thi đánh giá tư duy, đánh giá năng lực như Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia TP. HCM, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội,…
Cụ thể, năm 2023, Đại học Quốc gia TP. HCM thông báo dành ít nhất 45% chỉ tiêu tuyển sinh từ điểm thi Đánh giá năng lực, tăng so với mức 40% của năm 2022. Kỳ thi đánh giá năng lực năm 2023, Đại học Quốc gia TP. HCM sẽ được tổ chức vào hai đợt cuối tháng 3 và tháng 5.
Kỳ thi Đánh giá năng lực năm 2023 của Đại học Quốc gia Hà Nội dự kiến mở thêm hai địa điểm thi mới, nâng tổng số địa điểm thi lên con số 17 trải rộng từ Thái Nguyên, Hà Nội, Hưng Yên, Nam Định, Hải Phòng, Thanh Hóa, Nghệ An… Quy mô mỗi đợt thi dự kiến từ 8.000-20.000 thí sinh/đợt thi. Kỳ thi hướng tới phục vụ trên 70.000 thí sinh năm 2023.
Kỳ thi đánh giá năng lực của trường Đại học Sư phạm Hà Nội dự kiến tổ chức vào cuối tháng 4 và tháng 5.2023. Theo GS.TS Nguyễn Văn Minh, hiệu trưởng trường cho biết, thí sinh có thể lựa chọn đăng kí một số bài thi và sử dụng kết quả thi để đăng kí dự tuyển vào các ngành đào tạo đại học hệ chính quy.
Hiện nay có 7 trường đại học sư phạm lớn về cơ bản thống nhất sử dụng kết quả kỳ thi để xét tuyển gồm: Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, Trường Đại học Vinh, Trường đại học sư phạm – Đại học Huế, Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng, Trường Đại học Quy Nhơn và Trường Đại học sư phạm TP. HCM. Do vậy, kỳ thi này không chỉ là phương án xét tuyển mà trở thành một kỳ thi riêng.
Để lại một phản hồi