Đến khi nào lương giáo viên mới được tăng?

Hiện nay Bộ đang tiến hành rà soát lại, chuẩn hiệu trưởng, chuẩn giáo viên, chuẩn cán bộ quản lý nhà nước về giáo dục.

Phải đảm bảo lương cho giáo viên
Phải đảm bảo lương cho giáo viên

Đây là một trong những vấn đề được Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội ngày 16/11. Theo Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, chính sách lương bổng cho giáo viên là một vấn đề lớn.

Chế độ cho giáo viên như cũ thì không thể được

Bộ trưởng cho biết, Bộ không quyết định được vấn đề lương giáo viên. Thế nên Bộ đã làm việc với Bộ Nội vụ để cùng thống nhất trong thang bảng lương, để làm sao triển khai thật tốt Nghị quyết 29 cho giáo viên được hưởng thang bậc lương cao nhất.

Đồng thời, Bộ cũng đang tiến hành sửa Luật Giáo dục để đưa vị thế hay pháp điển chính sách đảm bảo tính đặc thù của nghề giáo. Thang bảng lương phải đi kèm với trách nhiệm đội ngũ giáo viên. Theo đó, yêu cầu cho giáo viên các cấp từ tiểu học đến Cao đẳng, Đại học phải cao hơn về kiến thức, kỹ năng, đáp ứng chuẩn yêu cầu đổi mới ngành giáo dục căn bản, toàn diện thì chế độ cũng phải phù hợp. Còn nếu chỉ yêu cầu giáo viên phải nâng cao chất lượng mà chế độ vẫn như cũ thì không được.

Đến nay, các bộ trưởng khác cơ bản cũng thống nhất ủng hộ tinh thần này. Cụ thể thế nào để làm sao trách nhiệm phải đi cùng với quyền lợi. Đây là vấn đề không đơn giản nhưng phải làm.

Nếu chỉ yêu cầu các thầy cô phải cố gắng lên, phải đổi mới đi mà điều kiện làm việc, lương bổng, thậm chí cả danh dự nhà giáo không được bảo vệ một cách chính đáng thì cũng không được. Bộ Giáo dục và các cơ quan có thẩm quyền cần cố gắng tốt nhất trong khả năng của mình để tạo ra được môi trường thuận lợi cho các thầy cô và bảo vệ thầy cô một cách chính xác.

Đào tạo tiến sĩ phải gắn với sử dụng

Đào tạo tiến sĩ phải gắn với sử dụng

Đào tạo tiến sĩ phải gắn với sử dụng

Con số 9000 tiến sĩ và ngân sách 12000 tỷ đồng đang gây ra những ý kiến trái chiều, Bộ sẽ đưa ra các cơ chế, chính sách để quản lý chất lượng, khuyến khích và giám sát. Các cơ sở đào tạo căn cứ vào nhu cầu của mình phải có trách nhiệm.

Cách tiếp cận của đề án này là Nhà nước định hướng và hỗ trợ chứ không làm thay. Còn các cơ sở giáo dục đào tạo và bản thân người đi học phải có trách nhiệm, đảm bảo chất lượng. Ai được cử đi học đáp ứng được các tiêu chuẩn, yêu cầu thì sẽ được Nhà nước cấp học bổng, có thể một phần cũng có thể toàn phần. Và như vậy sẽ mở rộng đối tượng cho mọi người đều có thể tham gia, cũng không phân biệt công lập hay tư thục.

Về vấn đề này, Thầy Hoàng Đức Thắng – Trưởng phòng Đào tạo Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho rằng, các cơ sở đào tạo phải có trách nhiệm, chủ động để quy hoạch và phát triển đội ngũ, trong đó có đội ngũ đào tạo. Cái quan trọng là đào tạo phải gắn với nhu cầu sử dụng, tránh tình trạng cắt cử đi học rồi đi đào tạo xong không về.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết, đổi mới cơ chế quản lý đào tạo về tiến sĩ trong đề án mới đây rất khác với truyền thống. Tổng số tiền không thay đổi, thậm chí trong số tiền đã được Quốc hội phê duyệt chi, không nhất thiết cứ phải dùng hết mà phải căn cứ vào chất lượng đào tạo, nếu không tiêu hết thì trả lại Chính phủ.

Bộ trưởng cũng cho biết, kinh phí 12000 tỷ không rót về cơ sở nào cả mà là cho những người trực tiếp đáp ứng được các tiêu chuẩn để được nhận học bổng. Tức là số tiền này là dạng học bổng, ai giành được thì được hưởng để được Nhà nước ưu đãi đào tạo, chứ không phải chia tiền rót về địa phương, rót về các cơ sở.

Nguồn: suphamhanoi.edu.vn

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*