“Thả cửa vào đại học” cơ hội để đóng cửa các trường Đại học yếu kém

Với dự thảo tuyển sinh không điểm sàn và tăng nguyện vọng để nâng cao cơ hội vào đại học. Đây được coi  như bài toán thử thách tự chủ đại học, nếu như các trường nào không đáp ứng có thể sẽ phải đóng cửa.

chat-luong-giao-vien-giang-vien
“Thả cửa vào đại học” cơ hội để đóng cửa các trường Đại học yếu kém (ảnh minh họa)

Bỏ điểm sàn và thả cửa vào đại học

Nếu như dự thảo được phê duyệt chính thức và  thực hiện thì năm tới tức mùa tuyển sinh Đại học năm 2017. Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ tiến hành bỏ hẳn ngưỡng điểm sàn để xét tuyển vào đại học. Đây là mức điểm tối thiểu để các trường nhận thí sinh vào theo học các chuyên ngành của trường. Mức điểm sàn này được áp dụng bắt đầu từ mùa tuyển sinh đại học năm 2004 và được thực hiện hơn chục năm.

Năm nay với những cải cách mạnh mẽ trong giáo dục rất có thể rào cản này sẽ bị phá bỏ để tăng cơ hội cho thí sinh có thể tiếp cận với môi trường Đại học. Theo như lý giải của Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga: “Ngưỡng chất lượng đầu (điểm sàn) được coi điều kiện cần đối với thí sinh khi bước vào trường ĐH. Thế nhưng, để được xét tuyển vào một trường nào đó ngoài mức điểm sàn, thí sinh cũng phải đáp ứng những điều kiện khác do nhà trường quy định”

Có nghĩa là điểm sàn đại học sẽ không còn phù hợp trong trường hợp các trường Đại học tự chủ về tuyển sinh và tự chủ về đào tạo. Khi đó thì Bộ chỉ cần giám sát chỉ tiêu còn để các trường tự chủ trong công tác tuyển sinh. Đại cũng là một khâu trong phương pháp tự chủ mà Bộ hướng đến.

Việc Bộ GD&ĐT bỏ quy định về ngưỡng điểm sàn năm 2017 được nhiều chuyên gia đánh giá là tín hiệu tốt để các trường có thể tuyển được thí sinh. Bên cạnh đó, nó cũng thể hiện quyền dân chủ cho các trường cũng như cho thí sinh khi vào ĐH.

truong-dai-hoc-tu-chu-dau-tien-o-mien-trung
Trường Đại học sẽ phải tự chủ trong tuyển sinh và đào tạo

Cơ hội để đóng cửa những trường Đại học yếu kém

Nhấn mạnh về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ thể hiện quan điểm đầy kiên quyết: “Hiện nay, phần lớn các trường đại học hoạt động dựa chủ yếu vào việc đóng học phí của sinh viên nên nếu trường nào không đảm bảo chất lượng đào tạo, người đăng ký vào học ít thì sẽ không thể tồn tại được và phải đóng cửa. Như vậy, bộ máy giáo dục đại học đỡ cồng kềnh. Tôi sẽ làm đơn phê duyệt cho những trường này phải phá sản…

Những trường đại học nào có chất lượng đào tạo tốt không những thu hút được người học với mức học phí cao mà Bộ GD&ĐT còn xem xét đầu tư thêm để cho những trường thực sự đào tạo tốt ngày càng phát triển. Việc làm này là không có sự phân biệt giữa trường đại học công lập và dân lập”

Theo đó, để thoát được s “thanh lọc” chất lượng các trường đại học, giảm thiểu sự cồng kềnh cho bộ máy giáo dục, tăng cường chất lượng giáo dục và tạo ra nguồn cung ứng nhân lực có chất lượng cao cho xã hội…Bộ GD&ĐT chủ trương là các trường đại học phải nâng cao chất lượng đào tạo bằng cách tự chủ. Theo đó, sắp tới, Bộ GD-ĐT sẽ để các trường đại học trực thuộc Bộ tiên phong thực hiện tự chủ. Trường nào chú trọng đến đào tạo chất lượng, có phương thức kết nối với doanh nghiệp trong việc tạo được việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp tốt thì trường đó sẽ tuyển được nhiều người học.

Nguồn: Suphamhanoi.edu.vn

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*