Mùa tuyển sinh năm 2018, Bộ GD&ĐT ấn định chỉ tiêu đào tạo giáo viên cho từng trường sư phạm, vì thế tổng chỉ tiêu ngành này trên toàn quốc giảm đến 38% so với năm 2017.
- Khoảng 70.000 nghìn học sinh không được học lớp 10 công lập vào năm học tới
- Những trường hợp được cộng điểm ưu tiên trong kỳ thi vào lớp 10
- Chương trình giáo dục phổ thông mới vẫn “nặng”
Giảm chỉ tiêu, Trường sư phạm địa phương đi về đâu?
Việc giảm chỉ tiêu các trường Đại học, Cao đẳng đào tạo giáo viên đồng nghĩa với giảm kinh phí hoạt động và ảnh hưởng rất lớn đến khả năng tồn tại của trường sư phạm địa phương.
Không đủ tiền trả lương cho giảng viên
Trong những năm gần đây, trước bối cảnh khó khăn của hệ thống đào tạo sư phạm, nhiều trường vẫn hoạt động được trong trạng thái cầm cự là nhờ vẫn tuyển sinh mỗi năm khoảng dăm bảy trăm chỉ tiêu. Tuy nhiên, năm nay, các trường chỉ được tuyển sinh dựa trên chỉ tiêu của Bộ GD&ĐT.
Về vấn đề này, nhiều ý kiến cho rằng, các trường không được thu học phí của sinh viên sư phạm mà tỉnh sẽ cấp bù khoản này cho trường, căn cứ vào số sinh viên trường thực tuyển hằng năm. Nên chỉ với số chỉ tiêu ít ỏi năm 2018 thì làm sao các trường có đủ tiền để trả lương cho giảng viên và trang trải các khoản chi thường xuyên khác?
Ông Hoàng Đức Thắng, Trưởng phòng Đào tạo Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, việc áp chỉ tiêu tuyển sinh của Bộ GD-ĐT với các trường sư phạm trung ương không vấn đề gì, bởi các trường vẫn được Bộ đảm bảo kinh phí hoạt động thường xuyên. Đáng lo là trường địa phương, bởi nguồn chi cho bộ máy của họ phụ thuộc vào ngân sách và quan điểm chi tiêu cho GD-ĐT của địa phương.
Không đủ tiền trả lương cho giảng viên
Giảm chỉ tiêu, Trường sư phạm địa phương đi về đâu?
Theo hiệu trưởng các trường sư phạm, hiện cả nước có 118 cơ sở đào tạo giáo viên, trong đó rất ít trường đã được kiểm định, chủ yếu chỉ là các trường trong nhóm ETEP – chương trình phát triển các trường sư phạm để nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông.
Hiện Bộ GD-ĐT đã xây dựng đề án quy hoạch các trường đào tạo sư phạm nhưng chưa được phê duyệt. Tuy nhiên, ngay trong đề án này, Bộ cũng không chỉ rõ giúp địa phương phải giải quyết “số phận” các trường sư phạm như thế nào. Do đó, hầu hết các trường chỉ biết chờ. Số trường tìm được giải pháp “tự cứu mình” không nhiều.
Hướng sáp nhập các Trường Cao đẳng Sư phạm thành một cơ sở của trường Đại học lớn cũng đã được triển khai ở vài nơi nhưng diễn biến khá chậm. Nơi đầu tiên hiện đã thành công theo phương án này là Trường CĐ SP Hà Nam sáp nhập vào Trường ĐH SP Hà Nội. Tuy nhiên, chủ trương có từ cách đây mấy năm nhưng mãi đến tháng 12.2017 Bộ trưởng Bộ GD-ĐT mới có thể ký được quyết định chính thức.
Nguồn: suphamhanoi.edu.vn
Để lại một phản hồi