749 tỷ là con số quá sốc khiến nhiều người ‘toát mồ hôi’ khi nhận thông tin Bộ GD&ĐT ‘mạnh tay’ chi cho đổi mới thi và tuyển sinh trong 3 năm.
- Những trường hợp được cộng điểm ưu tiên vào lớp 10
- Thời gian công bố tỷ lệ chọi lớp 10 của các trường THPT Hà Nội
- Học sinh THPT học tập theo tín chỉ, học trực tuyến tại nhà
Đổi mới thi cử: Bộ Giáo dục và Đào tạo chi bao nhiêu?
Để đảm bảo sự ổn định và làm cơ sở để tiếp tục thực hiện lộ trình đổi mới thi, xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông và tuyển sinh đại học, cao đẳng, từ năm 2021 trở đi, Bộ GD&ĐT đã xây dựng Đề án “Đổi mới thi trung học phổ thông quốc gia và tuyển sinh đại học, cao đẳng sư phạm, trung cấp sư phạm hệ chính quy giai đoạn 2018-2020”. Cũng theo thông báo mới nhất, Bộ GD – ĐT quyết định chi 749 tỷ đồng.
Bộ GD –ĐT mạnh tay chi 749 tỷ đồng!
Bộ GD –ĐT mạnh tay chi 749 tỷ đồng!
Theo đề án đổi mới của Bộ GD –ĐT, kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia bao gồm 5 bài thi với các môn: ngữ văn, toán, ngoại ngữ và một bài thi tổ hợp khoa học tự nhiên cùng bài thi tổ hợp khoa học xã hội. Ngân hàng câu hỏi sẽ được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) xây dựng với tiêu chí sát với các môn, đồng thời nâng cao độ phân hóa của đề thi theo chương trình giáo dục phổ thông hiện hành để đáp ứng với yêu cầu tổ chức kỳ thi THPT quốc gia.
Bên cạnh đó, Bộ cũng đưa ra tổng mức kinh phí để thực hiện dự án là hơn 749 tỉ đồng. Số tiền này được chia đều theo từng giai đoạn, cụ thể như sau:
- Năm 2018 chi hơn 344 tỉ đồng
- Năm 2019 hơn 203 tỉ đồng
- Năm 2020 hơn 201 tỉ đồng
Cũng theo Bộ GD –ĐT, quan trọng nhất trong đề án tuyển sinh vẫn là việc chú trọng vào công tác xây dựng ngân hàng câu hỏi thi chuẩn hóa phục vụ ra đề thi, đồng thời cơ sở hạ tầng kỹ thuật cũng được đầu tư để đảm bảo phục vụ tổ chức thi và tuyển sinh, đồng thời hướng đến xây dựng và đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng trung tâm tổ chức thi vệ tinh quốc gia.
Kinh phí đầu tư chia theo từng lĩnh vực
Với tổng ngân sách là 749 tỷ đồng, trong đó, ngân sách cho việc xây dựng ngân hàng câu hỏi thi chuẩn hóa là hơn 266 tỉ đồng. Năm 2018, dự kiến mức đầu tư là hơn 84,7 tỉ đồng để biên tập 126.000 câu hỏi thô. Số câu hỏi sẽ được chọn lọc và rút xuống khoảng 70.560 câu sau khi đã thẩm định kỹ thuật, số tổ hợp câu hỏi thử nghiệm là 1.544, số đề thi chuẩn hóa là 756…
Trong khi đó, mức kinh phí mà Bộ đưa ra cho việc đầu tư hạ tầng kỹ thuật phục vụ tổ chức thi và tuyển sinh, xây dựng và đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng trung tâm tổ chức thi vệ tinh quốc gia là 317 tỉ đồng. Hạ tầng kỹ thuật phục vụ tổ chức thi THPT, tuyển sinh Đại học chính quy, cao đẳng, trung cấp sư phạm trong năm 2018 là 153 tỉ đồng. Mức kinh phí này sẽ được đầu tư vào phần mềm phục vụ xây dựng câu hỏi thi chuẩn hóa kết hợp chấm thi, ôn luyện thi trực tuyến; phần mềm quản lý ngân hàng câu hỏi thi chuẩn hóa, thiết bị công nghệ thông tin và thiết bị bảo mật phục vụ phòng máy chủ, phần mềm giám sát thi và hệ thống phần cứng,…
Các chuyên gia nói gì về con số 749 tỷ?
“749 tỷ đúng là con số quá sốc khiến nhiều người và cả tôi cũng ‘toát mồ hôi’ khi nhận thông tin Bộ GD&ĐT ‘mạnh tay’ chi cho đổi mới thi và tuyển sinh trong 3 năm” – TS Lê Viết Khuyến – nguyên Vụ phó Vụ Giáo dục Đại học cho hay.
Bên cạnh đó, nhiều chuyên gia cũng tỏ ra lo lắng với số tiền 749 tỉ đồng mà Bộ GD – ĐT chi cho việc đổi mới tuyển sinh trong 3 năm. Một số giảng viên của Trường Cao đẳng Y Dược Paster, Trường ĐH quốc gia và nhiều trường ĐH lớn khác đã đặt ra câu hỏi, việc đầu tư tới gần 750 tỉ đồng cho đổi mới tuyển sinh trong 3 năm có phải là thật sự cần thiết? “750 tỉ đồng là một con số quá lớn trong tình trạng ngân sách còn gặp nhiều khó khăn. Trong khi đó, với việc thi trắc nghiệm thì các đề thi được lấy từ ngân hàng câu hỏi, và những câu hỏi đã chuẩn hóa trong ngân hàng hoàn toàn có thể sử dụng cho những năm sau. Vậy có nhất thiết phải đầu tư lớn như vậy. Có phải Bộ GD-ĐT đang nhiều tiền quá không?” – các chuyên gia thắc mắc.
749 tỷ đồng không phải là con số nhỏ, hi vọng với mức kinh phí đầu tư “mạnh tay” này, đề án tuyển sinh mới của Bộ GD – ĐT sẽ phát huy được hiệu quả tối đa.
Nguồn: suphamhanoi.edu.vn
Để lại một phản hồi