Mô hình giáo dục mới khiến nhiều trường khó áp dụng

Mô hình giáo dục VNEN đã xuất hiện ở Việt Nam trong những năm gần đây và đã được áp dụng tại một số trường Tiểu học. Tuy nhiên, nhiều trường không thể đủ điều kiện để áp dụng mô hình.

Mô hình trường học mới khiến nhiều trường khó áp dụng

Mô hình trường học mới khiến nhiều trường khó áp dụng

Mô hình trường học mới khiến nhiều trường khó áp dụng

Trong những năm học 2011 – 2012, Bộ GD&ĐT đã triển khai mô hình giáo dục mới VNEN đối với các học sinh tiểu học. Thực tế năm học 2015 – 2016, đã có trên 3.700 trường tiểu học triển khai áp dụng mô hình dạy học mới này, hơn 1600 trường Trung Học Cơ Sở đăng ký tham gia triển khai mô hình trường học mới đối với lớp 6.

Năm 2017 – 2018, số lượng các trường đăng ký triển khai áp dụng mô hình VNEN ở tiểu học đã tăng lên 4.800 trường tại 58 tỉnh trên cả nước với tỷ lệ chiếm 18% HS tham gia,  có 1.500 trường THCS trên 51 tỉnh thành tham gia mô hình VNEN trong năm học mới, tỷ lệ học sinh tham giảm gia là 13%…Thời gian gần đây, nhiều địa phương đã bất ngờ dừng triển khai VNEN như: Nghệ An, Hà Giang, Đắk Lắk, Bắc Ninh,…Cuối tháng 7 vừa qua,nhiều tỉnh quyết định tạm dừng triển khai mô hình này trong năm học 2017 – 2018.

Mô hình trường học mới (VNEN) bắt đầu thí điểm ở TP.Hải Phòng từ năm học 2012 – 2013, tại Trường tiểu học Đằng Lâm quận Hải An. Hiện nay, toàn TP. Hải Phòng có 1.586 lớp của 128 trường tiểu học tham gia dạy học theo mô hình này, với tổng số học sinh là 55.833.

Nhiều trường phải ngừng áp dụng mô hình VNEN do giáo viên thiếu kinh ngiệm

Nhiều trường phải ngừng áp dụng mô hình VNEN do giáo viên thiếu kinh nghiệm

Tuy nhiên năm học 2017-2018, Tp Hải Phòng chính thức dừng chương trình giáo dục (VNEN) sau 4 năm thí nghiệm. Nguyên nhân do có nhiều ý kiến trái chiều từ phía nhà trường lẫn phụ huynh, học sinh.

Tuy mô hình giáo dục mới VNEN có nhiều ưu điểm nhưng chưa phù hợp với thực tiễn để triển khai. Mô hình VNEN cần bảo đảm 3 điều kiện: cơ sở vật chất tốt, đội ngũ giáo viên giỏi và số học sinh mỗi lớp chỉ từ 20 – 30 em. Và thực tế nhiều trường chưa thể áp dụng mô hình này vì chưa đủ 3 điều kiện trên.

Nhiều giáo viên tỏ ra thiếu kinh nghiệm với VNEN. Giáo viên cho rằng phải mất nhiều tháng để xây dựng giáo án, đồng thời vẫn phải duy trì trương trình dạy cũ cho các lớp không học VNEN.

Về học sinh, lứa tuổi tiểu học lại chưa đủ ý thức để chủ động tiếp cận kiến thức như VNEN mong muốn, nên nhiều em đã bị tụt hậu, hổng kiến thức nhiều. Thầy cô đành áp dụng lại cách học cũ để các em có thể theo kịp chương trình học.

Trong khi nhiều địa phương ngưng áp dụng mô hình VNEN hoặc tỏ ra e dè trước mô hình này thì TPHCM sẽ tiếp tục áp dụng và triển khai nhân rộng mô hình trường tiểu học VNEN.

Hiện nay ở TPHCM có trên 60 trường tiểu học áp dụng mô hình VNEN, trong đó phần lớn ở khối lớp 2 và lớp 3.

Về phía Bộ GD&ĐT, Bộ cũng khẳng định sẽ không phá vỡ mô hình VNEN  mà sẽ chung tay cùng các cơ sở giáo dục phổ thông khắc phục khó khăn, triển khai có hiệu quả hơn các phương pháp giáo dục theo VNEN, đồng thời chuẩn bị tốt cho việc triển khai các chương trình giáo dục phổ thông mới.

Nguồn: suphamhanoi.edu.vn

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*