Có nên rèn học trò bằng kỷ luật?

Phương pháp giáo dục sư phạm trung học có nên rèn học sinh bằng những kỷ luật gây nhiều tranh cãi, liệu thực thi có hiệu quả?

giao-duc-su-pham-trung-hoc

Việc đuổi học học sinh đi tiểu bậy tại trường THCS

Trong khi nhiều bạn đọc ủng hộ việc đuổi học nam sinh đi tiểu bậy ở trường THCS Vũ Tiến (Thái Bình), một số thầy cô giáo lại cho rằng nhà trường nên chọn hình thức giáo dục khác.

Trước sự việc gia đình ba học sinh trường THCS Vũ Tiến (Vũ Thư, Thái Bình) là Trần Văn Thanh, Trần Quang Minh, Trần Ngọc Hiệu gửi thư kêu cứu Bộ GD&ĐT vì bị đuổi học 6 tháng, nhiều thầy cô giáo nhận định, học sinh phải thế nào mới khiến nhà trường đưa ra mức xử lý kỷ luật nặng đến như vậy.

Bạn đọc Xuân Vũ chia sẻ: Học sinh đến trường không học, vi phạm kỷ luật như vậy khác gì thách thức nhà trường. Phụ huynh cứ để con hư rồi kêu cứu, sau này chúng lớn sẽ như thế nào?

Bạn đọc Đạt Linh thẳng thắn: Các em trốn lên lầu 3 tiểu bậy vào phòng học với cầu thang. Hành vi lặp lại nhiều lần. Học sinh chỉ mặt hăm dọa, đòi đánh, rồi in tờ rơi dán đầy chợ với trong trường nói xấu thầy cô. Cha mẹ thì bênh vực, bảo không biết.

“Ai là người bảo vệ giáo viên?” là câu hỏi của nhiều bạn đọc. Trung Anh Vũ chia sẻ, anh là giáo viên của một Trung tâm Giáo dục thường xuyên. Thầy giáo này cho rằng học sinh sai mà quát mắng là bị chụp hình, quay clip, mất việc, nhẹ thì bị kiểm điểm.

Bạn đọc Đông Vi chia sẻ sự bức xúc: Nếu thực sự các em có những hành động đó thì hình thức kỷ luật là xứng đáng. Phụ huynh cũng thừa nhận hành vi của con mình sai thì tại sao có những thông tin không đầy đủ, gây hiểu nhầm cho người đọc?

Ý kiến của cô Nguyễn Thị Thu Lương,Phó hiệu trưởng THCS Kim Đồng (Hạ Long, Quảng Ninh) trước sự việc đuổi học sinh 6 tháng tại Thái Bình.

“Đuổi học là đúng”

Thầy Nguyễn Văn Dũng, tổng giám thị THPT Trương Định (Hà Nội) cho rằng, cần phải xem xét kỹ nội dung tố cáo của học sinh và lời trần tình của thầy hiệu trưởng.

Theo thầy Dũng, nếu những việc như thầy hiệu trưởng nói là đúng, việc giáo dục các em rất khó.

“Nhiều gia đình khoán việc dạy con cho thầy cô, đến khi con hư lại đổ toàn bộ lỗi cho trường. Xã hội phát triển, học sinh bây giờ nhiều em rất ghê, đánh nhau, chửi bậy, không coi thầy cô ra gì. Phạt làm vệ sinh, lao động, chép phạt… có khi cũng bị kết tội hành hạ trẻ em. Thông báo cho gia đình, nhiều nhà coi như chuyện chẳng có gì. Đình chỉ học các em đi chơi. Có những trường hợp học sinh bất trị, giáo dục không có tác dụng”, thầy Dũng nêu quan điểm.

giao-duc-su-pham-trung-hoc-2

Câu chuyện chưa đến hồi kết

Cô Nguyễn Thị Ngọc, giáo viên THCS Mạc Đĩnh Chi (Hà Nội) cho rằng: Bây giờ, học sinh sẵn điện thoại chụp ảnh. Một bức ảnh hay một clip tung lên mạng sẽ nhanh chóng đẩy sự việc có khi đơn giản thành phức tạp. Trường hợp thầy Định bị học sinh chỉ tay chửi bới, rải truyền đơn bôi nhọ danh dự, bị mang tiếng hủ hóa, tham ô, chúng ta cảm thấy thế nào?

Thầy Nguyễn Mạnh Thắng, giáo viên THPT Trương Định (Hà Nội) kể câu chuyện “cay đắng” những năm dạy học của mình: Năm đó, thầy gần 50 tuổi, dạy tại trường dân lập nổi tiếng của thành phố. Khi thầy vào lớp, học sinh không đứng lên chào. Một số em thản nhiên hôn nhau trong giờ học. Thầy đang giảng mà có em đứng lên nói chuyện điện thoại như chỗ không người. Khi bị nhắc, có em chửi thẳng.

“Những việc như vậy chắc chắn không bao giờ tôi quên. Tôi có thể hiểu được tâm trạng của những người thầy, cô khi bị chính học trò của mình xúc phạm, tố cáo sai sự thật; vừa buồn, thất vọng, vừa cay đắng”, thầy Thắng tâm sự.

Cô Nguyễn Thị Thương, chuyên viên Bộ GD&ĐT, khẳng định dạy dỗ một con người không hề đơn giản, phải có sự kết hợp của gia đình, xã hội. Là thầy, cô, ai cũng thương học sinh nhưng đôi khi cảm thấy tủi thân vì phụ huynh không hiểu, chia sẻ.

Đồng tình với ý kiến của thầy cô nêu trên, Trần Lan Hương (sinh năm 1991, Hà Nội) nhận định, việc đuổi học sinh không phải dễ dàng với hiệu trưởng, trường sẽ bị cắt thi đua, người đứng đầu cũng bị khiển trách.

Lan Hương thẳng thắn, nếu dúng các em làm những việc như thầy hiệu trưởng trình bày thì nhà trường không thể giáo dục được. Đuổi học là biện pháp cuối cùng và bất khả kháng.

giao-duc-su-pham-trung-hoc-3

Học sinh nào cũng ngoan không cần đến nhà trường.

Tuy nhiên, thầy giám thị Nguyễn Văn Dũng lại cho rằng, đối với người làm giáo dục, nhiệm vụ chính là dạy dỗ, chỉ bảo học sinh, các hình thức kỷ luật chủ yếu dùng để răn đe.

Nếu học sinh nào cũng ngoan, giỏi, lễ phép thì không cần nhà trường. Ngoài dạy văn hóa, trường học là nơi dạy các em biết đúng sai, phải trái. Những bài học Toán, Văn, Hóa, Lý không quan trọng bằng việc dạy làm người. Tâm làm nhà giáo, thầy cô nào cũng muốn che chở, thương yêu học sinh của mình như con.

Thầy Dũng cho rằng, đuổi học là hình thức kỷ luật nặng nhất, thể hiện rõ sự bất lực của giáo dục và nhà trường, hiếm lắm mới sử dụng đến. Giáo viên này nói thêm, hàng chục năm làm giám thị, thầy mới đình chỉ học một tuần một học sinh, đến giờ vẫn nhớ mãi.

Cô Nguyễn Thị Thu Lương, Phó hiệu trưởng THCS Kim Đồng (Hạ Long, Quảng Ninh) cho rằng, đuổi học sinh thì dễ, giữ các em để dạy mới khó. Giáo viên phải là người làm việc khó đó.

“Đuổi học rồi tương lai các em thế nào? Có khi học sinh lại gia nhập hội này, bang kia. Không thể yêu cầu cả nghìn học sinh đều theo đúng ý mình, nhất là học sinh cấp hai, tư duy rất trẻ con. Dạy dỗ đứa trẻ phải lấy cái tâm là chính. Đuổi học một học sinh có khi giáo viên phải day dứt cả đời”.

Cô Vũ Thị Thanh Huyền, Hiệu trưởng THCS Hoàng Hoa Thám (Quảng Ninh) cũng đồng tình với ý kiến nhà trường không nên đuổi học các em.

“Điều lệ dành cho học sinh rõ ràng như vậy, nhưng áp dụng như thế nào lại là cái tâm của giáo viên. Nếu cứ đúng luật pháp, quy định mà làm, trường học khác gì tòa án. Học sinh cấp 2 tư duy còn non nớt, trẻ con, hành động thiếu suy nghĩ. Mình mở tay với các em, gia đình và các em biết ơn mình. Mình đưa các em vào đường cùng, đẩy một người vào ngõ cụt, mình hối hận cả đời. Lương tâm nhà giáo nào dám làm vậy”, cô Huyền nêu quan điểm.

Theo news.zing.vn

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*